Top 10 sòng bạc trực tuyến uy tín nhất Việt Nam - Casino uy tín social.bet



Dấu hiệu nhận biết, xử trí và phòng ngừa đột quỵ não

2023-03-22

1. Đột quỵ (stroke) còn gọi là thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những nguy hiểm và phổ biến nhất. Đột quỵ não được chia làm 2 loại: thiếu máu não (tắc dòng máu lưu thông đến não) và xuất huyết não (mạch máu não vỡ, hoặc biến dạng).

  1. Thời gian “Vàng” cấp cứu người bị đột quỵ

Đối với trường hợp thiếu máu não, từ khi khởi phát cơn đột quỵ đến 3,4,5 hoặc 6 giờ đầu là thời gian “vàng” để cấp cứu. Trong vòng 3,4,5 giờ là áp dụng cho phương pháp sử dụng thuốc tan máu đông bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch rTPA. Trong vòng 6 giờ là áp dụng cho phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối. Qua cột mốc 6 giờ, người bệnh có thể rơi vào hôn mê sâu, bị tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong do mạch máu không được khai thông kịp thời.

Trường hợp xuất huyết não thì phương pháp điều trị và hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ xuất huyết. Nhưng nguyên tắc chung vẫn là cấp cứu càng sớm càng tốt trong 03 giờ đầu tiên.

  1. Dấu hiệu nhận biết bị đột quỵ

         BEFAST là cụm từ bao gồm 6 chữ cái, mỗi chữ mô tả một dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ:

  • B (BALANCE): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.
  • E (EYESIGHT): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.
  • F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
  • A (ARM): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
  • S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.
  • T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

  1. Hướng dẫn cách xử trí đột quỵ não tại nhà

Khi nhận thấy người thân có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi xe cấp cứu 115 càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ cấp cứu, chúng ta cần:

  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30 – 45 độ, giúp bảo vệ đường thở cho bệnh nhân.
  • Nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.
  • Cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi hoặc nới lỏng quần áo của họ.
  • Nếu người bệnh còn tỉnh táo, hãy cố gắng trò chuyện với họ.
  • Lúc này, tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống hoặc dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây sặc hoặc nghẹt đường thở.
  • Không tùy ý áp dụng các phương pháp dân gian (như lấy kim chích vào đầu ngón tay hoặc ngón chân, bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ…) vì càng gây nguy hiểm hơn.
  1. Cách phòng ngừa đột quỵ
  • Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/lần tập và duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe bản thân;
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia,… Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,…;
  • Không thức khuya, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và chú ý đến chất lượng giấc ngủ;
  • Không sử dụng các chất kích thích;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…;