Top 10 sòng bạc trực tuyến uy tín nhất Việt Nam - Casino uy tín social.bet



RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

2023-06-23

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

I. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cân bằng cho các hoạt động của cơ thể khi di chuyển, đứng, nằm, cúi hay xoay người,…Vì thế khi cơ quan này bị rối loạn, bệnh nhân sẽ có triệu chứng mất thăng bằng mà chóng mặt là biểu hiện phổ biến.

Chóng mặt có thể xảy ra từng cơn ngắn thoảng qua hoặc kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần. Chóng mặt là ảo giác về sự di chuyển các vật xung quanh mình (nhà cửa, cây cối…) đôi khi người bệnh thấy chính mình di chuyển cùng với các vật. Trong cơn chóng mặt có thể có nôn, mặt xanh tái, vã mồ hôi, có khi ngất xỉu, chỉ nằm được một bên không dám trở mình…, luôn có cảm giác lo sợ.

Rối loạn tiền đình được chia thành rối loạn tiền đình trung ương và ngoại biên chủ yếu dựa vào vị trí giải phẫu.

II. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

- Nguyên nhân gây rối loạn điền đình ngoại biên: Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp; Rối loạn chuyển hóa bao gồm: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…

- Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình trung ương thường gặp nhất là migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác…

- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây rối loạn tiền đình bao gồm:

+ Tuổi tác: phần lớn những người ở độ tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ do suy giảm chức năng của 1 số cơ quan.

+ Mất máu quá nhiều: những người bị mất máu do chấn thương, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phụ nữ sau sinh… là đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.

+ Căng thẳng

+ Dùng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia…

III. Các biến chứng nguy hiểm

  Rối loạn tiền đình có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Dễ trầm cảm:
  • Dễ bị té ngã
  • Nguy cơ đột quỵ não

  IV. Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình

Điều trị bao gồm: điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, điều trị triệu chứng chóng mặt và nôn, điều trị phục hồi chức năng tiền đình.

- Phục hồi chức năng: Các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động, nhạy bén của hệ thống tiền đình có hiệu quả rất lớn trong phục hồi chức năng cho bộ phần đầu, cơ thể, thị giác.

- Tập luyện thể thao: Tập luyện ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, và hỗ trợ phục hồi hệ thống tiền đình một cách nhanh chóng.

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Đây được coi là “chìa khóa vàng” trong việc cải thiện sức khỏe đáng kể cho người bệnh và hạn chế các triệu chứng.

- Sử dụng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp về thời gian, liều lượng dùng thuốc.

- Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai (Epley maneuver) trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: phương pháp này thường được các bác sĩ chuyên môn thực hiện bằng các thao tác di chuyển đầu của người bệnh vào các tư thế nhất định nhằm “tái định vị” các tinh thể bị lạc chỗ trong tai

- Phẫu thuật: Khi thuốc và các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm phục hồi chức năng của tai trong

Thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào phân loại, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị, có thể phục hồi chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng.

V. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình

Rối loạn chức năng tiền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng tránh bằng những cách đơn giản sau:

- Luyện tập thể dục đều đặn và hợp lý

- Giảm căng thẳng lo lắng

- Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tốt cho hệ tim mạch, não như ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật. Bổ sung đủ nước hàng ngày. Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước để cơ thể được cung cấp đủ nước cho các quá trình trao đổi chất và các hoạt động của cơ thể được diễn ra hiệu quả. Đồng thời cũng có thể cho người bệnh uống thêm các loại nước ép hoa quả, sinh tố.

- Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…

- Đối với những người bị rối loạn tiền đình, cần thận trọng khi hoạt động vùng đầu cổ.

- Không nên quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh

- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, để giúp phòng ngừa những bệnh lý nặng như đột quỵ não, u não…

KHOA KHÁM BỆNH