Xét nghiệm D-dimer có độ nhạy cao dùng để chẩn đoán bệnh lý huyết khối đang được triển khai tại khoa xét nghiệm, casino uy tín social.bet .
2023-03-22Được ban lãnh đạo các cấp luôn quan tâm tạo điều kiện, khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên luôn tích cực triển khai các kỹ thuật mới, hỗ trợ tốt cho công tác chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt là trong đại dịch Covid giai đoạn vừa qua, một trong số các xét nghiệm mới được kịp thời đưa vào thường quy là định lượng D - dimer. Hiện tại, đây là xét nghiệm quan trọng hỗ trợ chẩn đoán cho các bác sĩ của các khoa lâm sàng như khoa tim mạch, hồi sức tích cực, sản, chấn thương, truyền nhiễm …
Bình thường trong cơ thể người, quá trình hình thành cục máu đông và quá trình tan cục đông (tạo Fibrin và tiêu Fibrin) luôn cân bằng với nhau. Khi quá trình này mất cân bằng sẽ gây ra nhiều nguy cơ, như bệnh lý huyết khối nếu tạo fibrin quá mức, hay biến chứng chảy máu khi tiêu fibrin. D-dimer là sản phẩm thoái giáng của các fibrin được hình thành dưới tác động của Plasmin, xuất hiện trong huyết tương chỉ dẫn cơ chế tạo cục đông được hoạt hóa và thrombin tạo ra. Thời gian gần đây, Y học đã sử dụng xét nghiệm D-dimer chứng minh cho sự hiện diện của các fibrin trong tuần hoàn. Mục đích chính:
-Chẩn đoán bệnh lý huyết khối
Trong 90% trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu và 95% các trường hợp tắc mạch phổi, giá trị D-dimer đều tăng. Chỉ ở 5% những người không có bệnh huyết khối ghi nhận D-dimer tăng.
-Phát hiện bệnh nhân bị tăng đông máu
Với 1 bệnh nhân nằm liệt giường, kết quả xét nghiệm thấy xuất hiện D-dimer có thể gợi ý khả năng huyết khối mới hình thành, là bằng chứng để thăm dò, xác định huyết khối. Bác sỹ sẽ cần dự phòng chống đông cho bệnh nhân để phòng ngừa biến chứng.
-Theo dõi bệnh lý huyết khối theo thời gian
Sự trở lại bình thường của D-dimer ở bệnh nhân mắc bệnh lý huyết khối đánh giá hiệu quả điều trị tiến triển tốt, quá trình hình thành Fibrin đã cân bằng trở lại. Nhưng nếu xuất hiện trở lại các D-dimer trong thời gian theo dõi thì khả năng bệnh lý huyết khối tắc mạch tái phát.
Cách thức xét nghiệm:
Tiến hành lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống nghiệm chứa chất chống đông Natri Citrat 3.8% để làm mẫu bệnh phẩm phân tích trên máy ACL TOP 550 tại khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên. Bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm. Kết quả bình thường: < 500 μg/L hay < 0,5 mg/L
Từ khi triển khai kỹ thuật định lượng D- dimer tại bệnh viện, khoa Xét nghiệm hỗ trợ tích cực cho bác sĩ lâm sàng kịp thời chẩn đoán:
1. Tắc mạch phổi.
2. Huyết khối động mạch.
3. Huyết khối các tĩnh mạch sâu.
4. Tình trạng tăng đông máu: bệnh lý ác tính, chấn thương, nhiễm trùng, hậu phẫu…
5. Xơ gan.
6. Nhồi máu cơ tim.
7. Đông máu rải rác trong lòng mạch.
8. Làm cầu nối tĩnh mạch-phúc mạc.
9. Sản giật.
10. Sau điều trị tiêu fibrin…
Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:
• Thuốc tiêu fibrin làm tăng kết quả xét nghiệm.
• Xét nghiệm D-dimer tăng cao hoặc hạ thấp giả do tình trạng tăng lipid máu.
• Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng làm tăng D-dimer trong máu như: chấn thương, nhiễm trùng, mới phẫu thuật gần đây, mắc bệnh ung thư, do tình trạng fibrin chuyển hóa bất thường.Trong thai kỳ, Fibrin cũng hình thành và vỡ nhiều hơn, vì thế D-dimer trong máu cũng tăng cao. Bác sỹ có thể kết hợp xét nghiệm D-dimer với APTT, PT, Fibrinogen, xét nghiệm đo lượng tiểu cầu,… để loại trừ nguy cơ ở phụ nữ mang thai.
• Xét nghiệm D-dimer không có khả năng chỉ ra vị trí của cục máu đông, do đó để có kết quả chính xác nhất các bác sĩ sẽ kết hợp chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
Ngoài xét nghiệm định lượng D- Dimer, tại khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên chúng tôi vẫn đang tích cực cập nhật các kỹ thuật mới về hóa sinh - miễn dịch, huyết học - truyền máu, sinh học phân tử, vi sinh… Hi vọng thời gian tới sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong chẩn đoán và điều trị, xứng đáng là tuyến đầu trong công tác khám chữa bệnh của tỉnh Hưng Yên.