PHẪU THUẬT XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP
2023-04-05Gãy xương gò má là một chấn thương hay gặp vùng hàm mặt thường do ngã đập vùng gò má vào vật cứng.
1. Chẩn đoán xác định:
1.1. Lâm sàng
- Sưng nề, biến dạng mặt.
- Tụ máu quanh hốc mắt bên chấn thương.
- Ấn có điểm đau chói tương ứng điểm gãy.
- Sờ thấy dấu hiệu bậc thang, mất liên tục tại vị trí tương ứng điểm gãy.
- Há miệng hạn chế.
- Khớp cắn đúng.
- Có thể có dấu hiệu tê môi trên bên gãy.
- Có thể có dấu hiệu song thị.
1.2 Cận lâm sàng
X quang: Phim Hirtz, Blondeau, CT Scanner, Conebeam CT.
Thấy có hình ảnh đường gãy và mức độ di lệch xương
2. Điều trị cụ thể:
Tùy từng trường hợp có thể điều trị nắn chỉnh không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.
a.Điều trị nắn chỉnh không phẫu thuật
- Áp dụng với các trường hợp gãy ít di lệch.
- Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các phần xương gãy về đúng vị trí
giải phẫu.
b. Điều trị phẫu thuật
- Áp dụng với các trường hợp gãy di lệch.
- Điều trị
+ Rạch da và niêm mạc.
+ Bộc lộ các đầu xương gãy.
+ Kiểm soát và nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.
+ Kết hợp xương bằng chỉ thép hoặc nẹp vít.
+ Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.
+ Điều trị kháng sinh toàn thân, chống viêm, giảm đau.
3. Tiên lượng và biến chứng:
3.1 Tiên lượng:
Nếu được điều trị kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ phục hồi đầy đủ chức năng và
thẩm mỹ của mặt.
3.2 Biến chứng:
- Mất cảm giác ở vùng dây thần kinh dưới ổ mắt chi phối.
- Viêm xoang hàm.
* Phẫu thuật kết hợp xương gò má cung tiếp là phẫu thuật thường quy đã và đang được áp dụng tại khoa Chuyên Khoa RHM Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng yên. Tất cả người bệnh sau phẫu thuật bệnh đều tiến triển tốt mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
KHOA CHUYÊN KHOA